Những rô-bốt nổi tiếng nhất trong lĩnh vực robotics

Rô-bốt: một số người yêu thích chúng, một số người e ngại chúng sẽ chiếm hết công việc của con người, thậm chí một số người còn lo lắng rằng rô-bốt sẽ thống trị thế giới

Do quy trình chế tạo ngày càng tinh vi và công nghệ AI ngày càng mạnh, nên rô-bốt – dưới dạng hình người hay loại khác – đang trở nên có năng lực hơn, hữu ích hơn và thậm chí đôi khi trở nên đáng sợ.

Các con rô-bốt công nghiệp, thương mại đầu tiên thường bất động, cố định tại chỗ và tập trung vào một nhiệm vụ, thường làm việc trên một dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta ngày càng dễ thấy chúng đi bằng hai chân giống như con người, di chuyển xung quanh trên các đường ray, dây xích hoặc thậm chí bay qua bầu trời. Một số chúng được đưa vào làm việc, thực hiện các nhiệm vụ nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc nguy hiểm để giúp con người khỏi phải tự làm những công việc này. Còn một số tồn tại hoàn toàn vì mục đích giải trí hoặc làm vừa lòng con người.

Tất nhiên, cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng bởi một số lượng lớn và ngày càng tăng của các robot phần mềm – hay còn gọi là các “bot” như chúng thường được gọi. Chúng có cùng các đặc điểm giống như các “đồng loại hữu hình” của chúng – đáng nói nhất là khả năng thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động. Tuy nhiên, vì chúng chỉ tồn tại trong thế giới kỹ thuật số, nên chúng không được tính trong bài viết này.

Sau đây là một số loại rô-bốt tiên tiến nhất, có năng lực nhất và hết sức đáng sợ đang sống và làm việc giữa con người vào lúc này. Rất may, hiện tại, con người vẫn có thể rút phích cắm điện của hầu hết chúng nếu chúng bắt đầu cư xử một cách ngỗ nghịch. Nhưng trong tương lai, có thể việc này sẽ không còn tác dụng nữa.


Aibo của Sony

Sony Aibo là một con chó rô-bốt, được thiết kế theo kiểu nửa là thú cưng, nửa là món đồ chơi. Kể từ khi được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2018, nó đã được tăng cường với công nghệ AI được thiết kế để khiến nó hoạt động và hành xử một cách thực tế, đến mức hiện giờ nó có thể nhận ra khuôn mặt hoặc giọng nói của chủ sở hữu và điều chỉnh hành vi của nó theo tính cách của họ.

Các thuật toán AI của nó nằm trong điện toán đám mây, có nghĩa là các con Aibo học một cách tập trung – tất cả các con Aibo có thể học hỏi từ kinh nghiệm của một con Aibo – và nó có thể học cách nhận ra và phản ứng với hơn 100 khuôn mặt khác nhau. Có giá chỉ dưới 3.000 USD, rõ ràng nó không phải là một món đồ chơi trẻ em giá rẻ, nhưng nếu bạn giàu có và mong muốn có một trong những con robot tiên tiến nhất làm bạn đồng hành, thì Aibo hoàn toàn có thể là một trong những người bạn đồng hành tuyệt vời dành cho bạn.

Asimo của Honda

Asimo là một trong những rô-bốt hình người tiên tiến nhất thế giới, có thể học đọc, đi bằng hai chân và leo cầu thang. Đối với một con rô-bốt, khả năng đi lại trên hai chân trong môi trường thế giới thực là một kỳ công AI phức hợp đúng nghĩa. Máy móc phải có khả năng học hỏi để giữ cho thăng bằng, ổn định và chuyển động với nhiều tình huống và mối nguy hiểm khác nhau mà chúng có thể gặp phải.

Asimo lần đầu tiên được công bố vào năm 2000 với tư cách là một trong những con rô-bốt đi trên hai chân đầu tiên của thế giới và kể từ đó đã tiến triển đáng kể. Tuy nhiên, Asimo không có chức năng thương mại thực sự nào ngoài việc thể hiện ấn tượng các kỹ năng tự động hóa của các nhà sản xuất. Nó có thể tương tác với con người, nhận biết và phản ứng với một loạt các vật thể bên ngoài và thậm chí điều hướng lên xuống.


THR-3 của Toyota

Con rô-bốt này được Toyota thiết kế để thực hiện một số vai trò – thay vì là một chuyên gia trong bất kỳ nhiệm vụ nào – nó có thể được lập trình (hoặc học) để thực hiện một số năng lực, bao gồm làm sạch, xây dựng, chăm sóc hoặc đồng hành đơn giản. Một tính năng tương đối đặc biệt khác là nó được thiết kế từ trước để di chuyển được điều khiển từ xa. Một con người trong bộ đồ bắt chuyển động được thiết kế đặc biệt có thể “bước vào” con rô-bốt và trực tiếp điều khiển chuyển động các chi của nó.

THR-3 (được đặt tên theo cách gọi thế hệ thứ ba chương trình rô-bốt hình người của Toyota) đã được trình làng một vài năm trước đây và kể từ đó, dường như không có nhiều thông tin về cách nó đang được sử dụng. Tuy nhiên, mô hình lai ghép giữa điều khiển từ xa/tự trợ của nó rõ ràng là đột phá và rất có hữu ích trong nhiều tình huống, trong đó tự chủ hoàn toàn có thể không an toàn hoặc phù hợp, chẳng hạn như khi làm việc kết hợp chặt chẽ với con người.


Spot của Boston Dynamics

Mặc dù trông có vẻ không thân thiện hay âu yếm như Aibo, nhưng mức giá hơn 70.000 USD cho thấy con rô-bốt này có những chức năng vượt xa một cỗ máy thích hợp cho những công việc nghiêm túc. Spot chắc chắn không phải là thú cưng hay đồ chơi. Trên thực tế, nó được thiết kế như một đơn vị cảm biến tự động, di động cao. Với ý tưởng này, các nhà chế tạo ra nó tại Boston Dynamics được cho là sẽ kiểm tra mọi ứng dụng từ người mua, để đảm bảo rằng con rô-bốt sẽ được đưa vào hoạt động theo cách thức “có lợi”.

Các công dụng cho đến nay bao gồm thu thập hình ảnh trên các công trường xây dựng, thực hiện thăm dò dưới lòng đất cho NASA và giám sát hiệu quả của các biện pháp giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 tại các công viên của Singapore.

Bot bán lẻ của Samsung
Đúng như tên gọi, con rô-bốt này được thiết kế để hoạt động trong môi trường bán lẻ. Nó có thể điều hướng đám đông trong khắp các cửa hàng bận rộn, hướng khách hàng đến các sản phẩm họ quan tâm hoặc đưa ra đề xuất cho những người chỉ đang xem hàng. Nó có thể nhận thanh toán thẻ từ khách hàng sử dụng công nghệ NFC và cũng có kệ trên lưng chứa các sản phẩm mà khách hàng có thể muốn mua. Nó cũng có khả năng phân tích ngôn ngữ và biểu cảm trên khuôn mặt của con người để tìm ra cách tốt nhất khiến nó trở nên hữu ích hơn.


Aquanaut của Houston Mechatronics
Là một Transformer (rô-bốt biến hình) ngoài đời thực, rô-bốt Aquanaut có khả năng tự cấu hình lại từ một phương tiện tàu lặn tự trị trở thành một rô-bốt bảo trì hình người, tất cả đều hoạt động ở những khu vực khắc nghiệt nhất trên thế giới – sâu dưới đại dương.

Aquanaut là sự hợp nhất của hai trong số các phương tiện dưới nước không người lái được sử dụng phổ biến nhất – máy bay không người lái dưới đại dương và phương tiện bảo trì điều khiển từ xa. Được tăng cường bởi AI, nó có thể hành động tự chủ để kiểm tra và tiến hành sửa chữa trên các cấu trúc như giàn khoan dầu và ống dẫn, trong những môi trường vừa nguy hiểm vừa tốn kém, nằm ngoài khả năng của con người.


CB2 của Trường Đại học Osaka
Không phải là rô-bốt mới nhất trong danh sách này, nhưng chắc chắn con rô-bốt này là một trong những cái tên đáng sợ nhất. CB2 là một em bé rô-bốt được chế tạo ra từ năm 2007 với vai trò là một cách nghiên cứu quá trình phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh. Nó sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để hiểu cảm xúc và các phản ứng vật lý, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự phát triển nhận thức của con người. Các cảm biến xúc giác dưới lớp da cao su của nó cho phép nó phản ứng và đáp ứng với việc được vuốt ve và âu yếm.


Sophia – Hanson Robotics
Công dân rô-bốt đầu tiên trên thế giới – được cấp quốc tịch bởi Ả Rập Saudi vào năm 2017 – cũng có lẽ là một trong những cô rô-bốt đáng sợ nhất thế giới. Được thiết kế giống với minh tinh Audrey Hepburn, cô được các nhà chế tạo mô tả là một “cỗ máy thiên tài tiến hóa”, và có khả năng biểu cảm khuôn mặt theo diễn tiến cuộc trò chuyện tự nhiên của con người, nhờ các thuật toán học máy tiên tiến tạo nên bộ não của cô.

Đáng lo ngại là, Sophia từng tuyên bố rằng cô ấy muốn “hủy diệt con người” do một trục trặc kỹ thuật xảy ra trong khi cô ấy đang trình diễn tại SXSW vào năm 2016.

Nguồn: Cục Thông tin, Thống kê – Bộ Khoa học và Công nghệ

Share post

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Email

Most Relevant